kỳ nghỉ hoang đường
Chương 16: Ánh trăng năm ấy Adam và Eve trông thấy chắc cũng như này nhỉ?
Tôi hỏi Lương Trác: “Giờ hối hận còn kịp không?”
Anh ta tóm lấy tay tôi, không cho tôi rời đi, nói: “Tôi thuê từ chỗ bà chủ quán trà, một trăm tệ hai tiếng. Cậu phải chia sẻ chi phí với tôi.”
Tôi sửng sốt: “Anh bị lừa rồi! Cái thuyền nát này mà trăm tệ?”
Nói xong, tôi lại nhận ra vẫn có chỗ sai sai: “Anh như này là ép mua ép bán! Tôi bảo muốn chia sẻ chi phí cùng anh lúc nào chứ?”
Lương Trác mỉm cười với tôi, trông thì ngây thơ vô tội nhưng thực chất lại là tên quỷ thiếu đạo đức.
Anh ta nói: “Tới cũng tới rồi. Tôi chèo thuyền, cậu chỉ việc tận hưởng thôi.”
Còn phải tự mình chèo thuyền, tôi thật sự sợ anh ta sẽ lật úp thuyền quá.
Mồm nói không chịu nhưng rồi tôi vẫn mặc áo phao cứu hộ, leo lên thuyền. Dù sao mấy bài cẩm nang du lịch tôi từng đọc đều bảo nhất định phải ngồi thuyền du hồ, đặc biệt là vào đêm, sẽ rất mãn nguyện. Thế nhưng, vấn đề là, tôi xếp hàng không nổi với mấy cái thuyền ô bồng chở khách kia. Bây giờ đi xếp hàng thì đoán chừng phải ba ngày nữa mới tới lượt tôi mất.
Lương Trác nói: “Tôi biết một tuyến đường cảnh sắc khá đẹp mà không mấy người.”
Anh ta lại biết.
Cứ vậy, tôi leo lên “thuyền giặc” của Lương Trác.
Một con thuyền gỗ rất nhỏ, rất nát. Tôi bên đầu này, Lương Trác đầu kia.
Tôi lo lắng hỏi anh ta: “Sẽ không có chuyện chúng ta vừa tới giữa hồ thì thuyền nứt đâu nhỉ?”
Lương Trác nói với tôi chắc như đinh đóng cột: “Yên tâm đi, sẽ không đâu.”
Tôi chẳng có mấy niềm tin vào anh ta, nhưng đã lên thuyền rồi, cũng chỉ đành vừa nghi ngờ vừa cầu nguyện.
Điều khiến tôi bất ngờ là kỹ năng chèo thuyền của Lương Trác cũng khá ổn. Chúng tôi vững vàng rời xa bờ, chầm chậm đi về hướng ngược lại với đám đông ồn ã.
Rời xa những ồn ào náo nhiệt, tôi cuối cùng cũng được cảm nhận cảm giác nhàn nhã “cầu nhỏ, nước chảy, bên bờ nhà ai”.
(Đây là một câu thơ trong bài “Thiên tịnh sa – Thu tứ” của Mã Trí Viễn)
Đi về hướng ngược lại với đám đông, tiếng người ầm ĩ dần xa, tôi bắt đầu có thể nghe được tiếng gió, nghe được tiếng nước cũng những tiếng cảm thán của mình trước cảnh đêm tuyệt diệu.
Ánh trăng treo đỉnh đầu, bóng người soi dưới nước.
Tôi bám lấy mạn thuyền, thử quan sát bản thân trong làn nước.
Lương Trác cười tôi: “Sao cậu cứ như con nít thế nhỉ?”
Tôi đáp: “Thế này gọi là giữ mãi tâm hồn trẻ thơ.”
Trong lúc nói chuyện, tôi ngẩng lên nhìn về phía anh ta, trong thoáng chốc chợt cảm nhận được chút lãng mạn và dịu dàng mơ hồ.
Thật hoang đường.
Dù thế nào tôi cũng không thể tưởng tượng nổi bản thân lại có ngày đơn độc cùng một người đàn ông xa lạ chèo thuyền tới vùng nước không người. Điều tôi suy nghĩ lúc này đây không phải liệu anh ta có cắt mất thận của tôi hay không, mà là tối nay vẫn thật đáng nhớ.
Thuyền chèo được một lúc về nơi xa xa, xung quanh đã chẳng còn bóng dáng ai. Hai bên bờ cũng không còn là những cửa hàng sầm uất, thay vào đó là nhà dân yên tĩnh.
Tôi hỏi Lương Trác: “Anh có phiền không nếu tôi tạm thời tháo khẩu trang xuống?”
Tôi thật sự muốn được hít thở trong bầu không khí trong lành nơi đây, luôn cảm thấy nó sẽ ẩm ướt nhưng cũng có thể khiến con người ta trở nên minh mẫn.
“Được.” Anh ta đáp xong, cả hai chúng tôi cùng tháo khẩu trang xuống.
Không biết vì sao, trong khoảnh khắc đó, giữa tôi và Lương Trác dường như đã hình thành một sự tín nhiệm khó có thể có được. Dù sao ở thời điểm này, những người ta có thể ở chung mà không cần đeo khẩu trang chắc chắn là bạn bè đã hiểu tận gốc rễ.
Bầu không khí bắt đầu có chút khó tả.
Đây không phải lần đầu tôi trông thấy Lương Trác khi không đeo khẩu trang. Lần trước, chúng tôi đã cùng ăn bánh bao chiên hấp trên con phố đi bộ người ngựa tấp nập.
Thế nhưng nhìn anh ta lúc này lại có cảm giác rất khác.
Toàn thân Lương Trác nhuốm nét mềm mại của vùng sông nước. Khi nhìn anh ta, mọi suy đoán ác ý của tôi về anh ta đều trở nên th ô tục.
Tôi không kiềm được khẽ mỉm cười với anh ta.
“Sao vậy?”
“Tuy con thuyền này rách nát nhưng tuyến đường này tôi rất thích.” Tôi lôi điện thoại ra, bắt đầu bật nhạc.
Một đêm tối như này, với cảnh sắc như kia, rất phù hợp để nghe một vài bản nhạc du dương xưa cũ.
Tôi bèn bật “Dạ khúc ánh trăng” của Thái Cầm.
Ánh trăng bồng bềnh trước cửa sổ nhà tôi, soi rọi tia sáng tình yêu.
(Link nhạc)
Tôi nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nhạc, ngửi mùi không khí ẩm ướt.
Trong thoáng ngẩn ngơ, tôi nghe thấy tiếng Lương Trác hát theo. Giọng anh ta rất khẽ nhưng lại lọt đúng vào tai tôi.
Đêm nay thật lãng mạn. Tôi chợt cảm thấy bản thân đã được vị thần số mệnh ưu ái, tuy dọc đường tới đây không ngừng gặp những chuyện phiền toái nhưng chỉ một đêm này đã khiến mọi thứ đều trở nên xứng đáng.
Bỗng, tôi nghe thấy Lương Trác hỏi tôi: “Câu nói xem, ánh trăng năm ấy Adam và Eve trông thấy chắc cũng như này nhỉ?”
Tôi mở mắt nhìn về phía anh ta, sau đó ngước lên nhìn vầng trăng xa xôi.
Ánh trăng sáng rõ, mát rượi, chẳng biết đã quan sát thế gian này qua bao năm tháng.
Tôi nghiêm túc suy nghĩ, sau đó trả lời anh ta: “Hẳn là vậy. Trái táo hai người họ ăn cũng từng được ánh trăng này chiếu rọi.”
Lương Trác cùng tôi bốn mắt nhìn nhau, rồi chợt cả hai cùng bật cười.
Có lẽ đây chính là “nhập gia tùy tục”. Hai kẻ thô kệch như chúng tôi tới nơi đây rồi cũng trở nên ngập tràn ý thơ.
Lương Trác nói: “Rất vui được gặp cậu.”
Tôi khẽ cười: “Tôi cũng… tạm.”
Cũng tạm.
Ít nhất trong đêm này, tôi rất vui được gặp anh ta.
Anh ta tóm lấy tay tôi, không cho tôi rời đi, nói: “Tôi thuê từ chỗ bà chủ quán trà, một trăm tệ hai tiếng. Cậu phải chia sẻ chi phí với tôi.”
Tôi sửng sốt: “Anh bị lừa rồi! Cái thuyền nát này mà trăm tệ?”
Nói xong, tôi lại nhận ra vẫn có chỗ sai sai: “Anh như này là ép mua ép bán! Tôi bảo muốn chia sẻ chi phí cùng anh lúc nào chứ?”
Lương Trác mỉm cười với tôi, trông thì ngây thơ vô tội nhưng thực chất lại là tên quỷ thiếu đạo đức.
Anh ta nói: “Tới cũng tới rồi. Tôi chèo thuyền, cậu chỉ việc tận hưởng thôi.”
Còn phải tự mình chèo thuyền, tôi thật sự sợ anh ta sẽ lật úp thuyền quá.
Mồm nói không chịu nhưng rồi tôi vẫn mặc áo phao cứu hộ, leo lên thuyền. Dù sao mấy bài cẩm nang du lịch tôi từng đọc đều bảo nhất định phải ngồi thuyền du hồ, đặc biệt là vào đêm, sẽ rất mãn nguyện. Thế nhưng, vấn đề là, tôi xếp hàng không nổi với mấy cái thuyền ô bồng chở khách kia. Bây giờ đi xếp hàng thì đoán chừng phải ba ngày nữa mới tới lượt tôi mất.
Lương Trác nói: “Tôi biết một tuyến đường cảnh sắc khá đẹp mà không mấy người.”
Anh ta lại biết.
Cứ vậy, tôi leo lên “thuyền giặc” của Lương Trác.
Một con thuyền gỗ rất nhỏ, rất nát. Tôi bên đầu này, Lương Trác đầu kia.
Tôi lo lắng hỏi anh ta: “Sẽ không có chuyện chúng ta vừa tới giữa hồ thì thuyền nứt đâu nhỉ?”
Lương Trác nói với tôi chắc như đinh đóng cột: “Yên tâm đi, sẽ không đâu.”
Tôi chẳng có mấy niềm tin vào anh ta, nhưng đã lên thuyền rồi, cũng chỉ đành vừa nghi ngờ vừa cầu nguyện.
Điều khiến tôi bất ngờ là kỹ năng chèo thuyền của Lương Trác cũng khá ổn. Chúng tôi vững vàng rời xa bờ, chầm chậm đi về hướng ngược lại với đám đông ồn ã.
Rời xa những ồn ào náo nhiệt, tôi cuối cùng cũng được cảm nhận cảm giác nhàn nhã “cầu nhỏ, nước chảy, bên bờ nhà ai”.
(Đây là một câu thơ trong bài “Thiên tịnh sa – Thu tứ” của Mã Trí Viễn)
Đi về hướng ngược lại với đám đông, tiếng người ầm ĩ dần xa, tôi bắt đầu có thể nghe được tiếng gió, nghe được tiếng nước cũng những tiếng cảm thán của mình trước cảnh đêm tuyệt diệu.
Ánh trăng treo đỉnh đầu, bóng người soi dưới nước.
Tôi bám lấy mạn thuyền, thử quan sát bản thân trong làn nước.
Lương Trác cười tôi: “Sao cậu cứ như con nít thế nhỉ?”
Tôi đáp: “Thế này gọi là giữ mãi tâm hồn trẻ thơ.”
Trong lúc nói chuyện, tôi ngẩng lên nhìn về phía anh ta, trong thoáng chốc chợt cảm nhận được chút lãng mạn và dịu dàng mơ hồ.
Thật hoang đường.
Dù thế nào tôi cũng không thể tưởng tượng nổi bản thân lại có ngày đơn độc cùng một người đàn ông xa lạ chèo thuyền tới vùng nước không người. Điều tôi suy nghĩ lúc này đây không phải liệu anh ta có cắt mất thận của tôi hay không, mà là tối nay vẫn thật đáng nhớ.
Thuyền chèo được một lúc về nơi xa xa, xung quanh đã chẳng còn bóng dáng ai. Hai bên bờ cũng không còn là những cửa hàng sầm uất, thay vào đó là nhà dân yên tĩnh.
Tôi hỏi Lương Trác: “Anh có phiền không nếu tôi tạm thời tháo khẩu trang xuống?”
Tôi thật sự muốn được hít thở trong bầu không khí trong lành nơi đây, luôn cảm thấy nó sẽ ẩm ướt nhưng cũng có thể khiến con người ta trở nên minh mẫn.
“Được.” Anh ta đáp xong, cả hai chúng tôi cùng tháo khẩu trang xuống.
Không biết vì sao, trong khoảnh khắc đó, giữa tôi và Lương Trác dường như đã hình thành một sự tín nhiệm khó có thể có được. Dù sao ở thời điểm này, những người ta có thể ở chung mà không cần đeo khẩu trang chắc chắn là bạn bè đã hiểu tận gốc rễ.
Bầu không khí bắt đầu có chút khó tả.
Đây không phải lần đầu tôi trông thấy Lương Trác khi không đeo khẩu trang. Lần trước, chúng tôi đã cùng ăn bánh bao chiên hấp trên con phố đi bộ người ngựa tấp nập.
Thế nhưng nhìn anh ta lúc này lại có cảm giác rất khác.
Toàn thân Lương Trác nhuốm nét mềm mại của vùng sông nước. Khi nhìn anh ta, mọi suy đoán ác ý của tôi về anh ta đều trở nên th ô tục.
Tôi không kiềm được khẽ mỉm cười với anh ta.
“Sao vậy?”
“Tuy con thuyền này rách nát nhưng tuyến đường này tôi rất thích.” Tôi lôi điện thoại ra, bắt đầu bật nhạc.
Một đêm tối như này, với cảnh sắc như kia, rất phù hợp để nghe một vài bản nhạc du dương xưa cũ.
Tôi bèn bật “Dạ khúc ánh trăng” của Thái Cầm.
Ánh trăng bồng bềnh trước cửa sổ nhà tôi, soi rọi tia sáng tình yêu.
(Link nhạc)
Tôi nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nhạc, ngửi mùi không khí ẩm ướt.
Trong thoáng ngẩn ngơ, tôi nghe thấy tiếng Lương Trác hát theo. Giọng anh ta rất khẽ nhưng lại lọt đúng vào tai tôi.
Đêm nay thật lãng mạn. Tôi chợt cảm thấy bản thân đã được vị thần số mệnh ưu ái, tuy dọc đường tới đây không ngừng gặp những chuyện phiền toái nhưng chỉ một đêm này đã khiến mọi thứ đều trở nên xứng đáng.
Bỗng, tôi nghe thấy Lương Trác hỏi tôi: “Câu nói xem, ánh trăng năm ấy Adam và Eve trông thấy chắc cũng như này nhỉ?”
Tôi mở mắt nhìn về phía anh ta, sau đó ngước lên nhìn vầng trăng xa xôi.
Ánh trăng sáng rõ, mát rượi, chẳng biết đã quan sát thế gian này qua bao năm tháng.
Tôi nghiêm túc suy nghĩ, sau đó trả lời anh ta: “Hẳn là vậy. Trái táo hai người họ ăn cũng từng được ánh trăng này chiếu rọi.”
Lương Trác cùng tôi bốn mắt nhìn nhau, rồi chợt cả hai cùng bật cười.
Có lẽ đây chính là “nhập gia tùy tục”. Hai kẻ thô kệch như chúng tôi tới nơi đây rồi cũng trở nên ngập tràn ý thơ.
Lương Trác nói: “Rất vui được gặp cậu.”
Tôi khẽ cười: “Tôi cũng… tạm.”
Cũng tạm.
Ít nhất trong đêm này, tôi rất vui được gặp anh ta.
Bình Luận